Giặt vải linen đúng cách, bạn biết chưa?
Vải linen (hay còn gọi là vải lanh) từ lâu đã trở thành lựa chọn yêu thích của nhiều người bởi sự độc đáo và sang trọng. Tuy nhiên, để giữ cho những trang phục linen luôn bền đẹp như mới, việc giặt ủi đúng cách đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ chia sẻ những bí quyết giúp bạn giặt ủi vải linen hiệu quả, giữ trọn vẻ đẹp tự nhiên của chất liệu này.
Giặt tay hay giặt máy?
Giặt tay hay giặt máy sẽ giúp vải linen bền và đẹp hơn chắc chắn là thắc mắc của nhiều người. Tuy nhiên, nếu giặt đúng phương pháp thì dù giặt tay hay giặt máy cũng sẽ giúp giữ được vẻ đẹp tự nhiên của vải.
Nếu giặt vải linen bằng máy giặt, bạn hãy thực hiện lần lượt theo các bước sau:
Bước 1: Phân loại
- Phân loại quần áo linen theo màu sắc (nhạt, trung tính, đậm) để tránh phai màu. Lộn mặt trái quần áo để bảo vệ sợi vải.
Bước 2: Chọn chế độ giặt
- Sử dụng chế độ giặt nhẹ nhàng như giặt áo dài hoặc giặt tay. Tránh sử dụng chế độ giặt nhanh, giặt vắt mạnh hoặc sấy khô.
Bước 3: Nước giặt
- Nên giặt với nước lạnh, nước mát hoặc nước ấm (tối đa 40°C). Tránh dùng nước nóng vì có thể làm co rút và phai màu vải.
Bước 4: Xà phòng
- Sử dụng xà phòng giặt nhẹ dành cho vải linen hoặc xà phòng hữu cơ. Tránh dùng chất tẩy trắng, clo hoặc chất tẩy mạnh vì có thể làm hỏng sợi vải.
Bước 5: Phơi
- Phơi quần áo linen ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp. Có thể sấy khô ở nhiệt độ thấp nếu máy giặt có chế độ sấy phù hợp cho vải linen.
Phương pháp giặt tay vải linen thì đơn giản hơn với các bước:
Bước 1: Pha loãng xà phòng
- Pha loãng xà phòng giặt nhẹ trong nước lạnh hoặc nước ấm.
Bước 2: Giặt nhẹ nhàng
- Giặt nhẹ nhàng bằng tay, không chà xát mạnh.
Bước 3 Xả sạch
- Xả sạch quần áo bằng nước lạnh nhiều lần cho đến khi hết bọt xà phòng.
Bước 4: Vắt nhẹ
- Vắt nhẹ nhàng bằng tay, không vặn xoắn.
Bước 5: Phơi
- Phơi quần áo linen ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
Nên phơi vải linen dưới trời nắng hay dưới bóng mát?
Ánh nắng mặt trời có khả năng mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ như tiêu diệt vi khuẩn, nấm mốc và các tác nhân gây hại khác trên vải, đồng thời giúp quần áo khô nhanh hơn. Tuy nhiên, tiếp xúc với ánh sáng mặt trời trực tiếp, trong một thời gian dài có thể khiến quần áo nhanh bị phai màu, giảm độ bền, dễ bị mục rách, cứng nhắc mất đi độ mềm mại tự nhiên.
Vì vậy, lời khuyên dành cho bạn khi phơi đồ vải linen, đặc biệt linen có màu, hãy lựa chọn phơi ở nơi bóng râm, thoáng gió. Nếu phơi dưới nắng, hãy lộn trái sản phẩm để giảm thiểu tác động của ánh nắng lên màu sắc vải.
Vào những ngày nắng gắt, nên phơi linen vào buổi sáng sớm hoặc chiều muộn, khi ánh nắng không quá gay gắt. Vào những ngày râm mát hoặc có mây, có thể phơi linen dưới ánh nắng nhẹ.
Ngoài ra, trước khi phơi, bạn nên giũ phẳng quần áo, điều này giúp sản phẩm linen khô nhanh hơn và giảm nếp nhăn.
Dùng nước giặt hay bột giặt cho trang phục vải linen?
Để giữ trang phục vải linen luôn mới, việc lựa chọn giữa bột giặt hay nước giặt là điều khiến nhiều người phải đau đầu.
Về bản chất, vải linen được dệt từ chất liệu sợi lanh tự nhiên, thấm hút mồ hôi tốt, có khả năng kháng khuẩn, bảo vệ da, vì vậy, trang phục từ vải linen thường “sạch sẽ hơn” so với các loại vải thông thường khác vì vậy bạn có thể không cần giặt kỹ sau quá trình sử dụng.
Bạn có thể lựa chọn cả nước giặt và bột giặt để làm sạch quần áo linen của mình. Tuy nhiên, để tránh tạo cặn và giúp linen bền màu hơn bạn có thể thay thế bột giặt bằng nước xả vải hoặc lựa chọn nước giặt tẩy rửa nhẹ.
Trong giá trình giặt, chỉ nên cho một ít nước giặt, chà xát nhẹ nhàng để làm sạch vết bẩn hoặc bụi bám trên vải. Sau đó vắt nhẹ nhàng và đem phơi khô.
Xử lý vải linen dễ dàng, đúng cách ngay tại nhà, ai cũng làm được!
Sử dụng Enzym giặt vải linen
Enzym giặt vải linen là một giải pháp tuyệt vời để làm sạch và bảo vệ trang phục linen yêu thích của bạn. Với khả năng phân hủy các vết bẩn hữu cơ một cách tự nhiên và hiệu quả, enzym giặt giúp loại bỏ các vết bẩn cứng đầu mà không làm hại sợi vải.
Một số loại enzym thường được sử dụng trong giặt vải linen như:
- Protease: Phân hủy protein trong các vết bẩn như máu, mồ hôi, sữa, trứng…
- Amylase: Phân hủy tinh bột trong các vết bẩn từ thực phẩm như cơm, mì, bánh mì…
- Lipase: Phân hủy chất béo trong các vết bẩn từ dầu mỡ, mỹ phẩm, son môi…
- Cellulase: Loại bỏ xơ vải và làm mềm vải, giúp vải linen luôn mềm mại và mịn màng.
Các loại enzym giặt có khả năng phân hủy các vết bẩn hữu cơ một cách hiệu quả, giúp làm sạch vải linen mà không cần sử dụng các chất tẩy rửa mạnh, không làm hại sợi vải linen, giúp bảo vệ màu sắc và độ bền của vải. Ngoài ra, đây đều là các chất tự nhiên, không gây hại cho sức khỏe con người và môi trường.
Cách sử dụng enzym giặt vải linen như sau:
Bước 1: Hòa tan enzym giặt vào nước theo hướng dẫn trên bao bì sản phẩm.
Bước 2: Ngâm trang phục linen trong dung dịch enzym giặt trong khoảng 30 phút.
Bước 3: Giặt trang phục linen như bình thường bằng máy giặt hoặc giặt tay.
Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng enzym giặt kết hợp với nước giặt hoặc bột giặt chuyên dụng cho vải linen. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo ý kiến của các chuyên gia hoặc nhân viên bán hàng để được tư vấn cụ thể hơn về việc lựa chọn và sử dụng enzym giặt phù hợp cho trang phục linen của mình.
Trên đây là những hướng dẫn và lưu ý giúp bạn chăm sóc trang phục bằng vải linen tốt nhất. Bằng cách giặt ủi đúng cách, quần áo linen của bạn sẽ luôn bền đẹp và giữ được vẻ đẹp tự nhiên. Chúc bạn thành công!
Bài viết
liên quan
10/10/24
29
Rèm cửa vải bố là gì? Đặc điểm & Mua ở đâu rẻ nhất?
08/10/24
41
Rèm canvas – Mẫu rèm độc, lạ, cao cấp!
01/10/24
86
May rèm linen – Vẻ đẹp mộc mạc nhưng ấn tượng
23/09/24
76
Tự mua vải may rèm cửa linen ở đâu? Địa chỉ & Lưu ý cần biết!
23/09/24
106
Vải linen may gì đẹp?
17/09/24
134